Trang chủ - game bai đổi thưởng

Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

I. Lịch sử hình thành và phát triển

Bộ môn Kinh tế được thành lập ngày 21/02/1997, là một trong 03 bộ môn đầu tiên được hình thành cùng với thời gian thành lập khoa Kinh tế. Đến thời điểm tháng 03/2024, bộ môn có 8 cán bộ cơ hữu, trong đó có 04 tiến sĩ, 01 nghiên cứu sinh và 03 thạc sĩ.

LÃNH ĐẠO BỘ MÔN

                                                 

TS. Dương Thị Ái Nhi                                                    TS. Phạm Văn Trường

                                     Trưởng Bộ môn                                                          Phó trưởng Bộ môn                                                   

II. Chức năng và nhiệm vụ

1. Đào tạo

Nhiệm vụ của Bộ môn Kinh tế là đào tạo nguồn nhân lực ở bậc Đại học và Sau đại học có chất lượng cao, có trình độ chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực kinh tế, kinh tế nông nghiệp và quản lý kinh tế.

STT

BẬC ĐÀO TẠO

CHUYÊN NGÀNH

1

Đại học

Kinh tế nông nghiệp

 2 

Đại học

Kinh tế

3

Thạc sĩ

Kinh tế nông nghiệp

 4 

Thạc sĩ

Quản lý kinh tế

5

Tiến sĩ

Kinh tế nông nghiệp

Bên cạnh đó, bộ môn còn tham gia đào tạo các chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tài chính Ngân hàng, Quản lý đất đai và các chuyên ngành khoa học nông nghiệp liên quan khác.

2. Các học phần do Bộ môn phụ trách giảng dạy

Các học phần giảng dạy bậc đại học: Kinh tế vi mô 1 và 2, Kinh tế vĩ mô 1 và 2, Nguyên lý kinh tế, Địa lý kinh tế, Kinh tế đối ngoại, Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế phát triển, Kinh tế tài nguyên môi trường, Kinh tế quốc tế, Kinh tế công cộng, Phát triển nông thôn, Thị trường nông sản, Kinh tế tài nguyên môi trường, Kinh tế công nghiệp, Nguyên lý cơ bản về chính sách KTXH, Phân tích lợi ích - chi phí, Phát triển cộng đồng, Quản lý công, Chương trình phát triển KTXH. Chính sách nông nghiệp, Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, Kinh tế đất.

Các học phần giảng dạy sau đại học: Kinh tế vi mô nâng cao, Kinh tế vĩ mô nâng cao, Kinh tế quốc tế nâng cao, Kinh tế sản xuất nông nghiệp, Chính sách nông nghiệp, Phát triển nông thôn nâng cao, Kinh tế phát triển nâng cao, Quản lý công nâng cao, Dự án phát triển nông thôn.

III. Hoạt động nghiên cứu khoa học

1. Một số công trình nghiên cứu điển hình

Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, Bộ môn luôn chú trọng công tác nghiên cứu khoa học. Bộ môn tổ chức và tham gia thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội nông thôn, các vấn đề cấp bách trong chính sách, quản lý tài nguyên, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo ở khu vực Tây Nguyên.

Các giảng viên của Bộ môn đã tham gia thực hiện nhiều chương trình, dự án, đề tài cấp Nhà nước, cấp Tỉnh, Bộ và đề tài cấp cơ sở, trong đó các đề tài nghiên cứu điển hình như:

  • Nghiên cứu và phân tích các chính sách phát triển bền vững vùng đệm các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Tây Nguyên;
  • Tiếp cận thị trường của người nghèo và cận nghèo tỉnh Đắk Nông;
  • Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ đồng bào M'Nông tỉnh Đắk Nông;
  • Nghiên cứu phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc ít người vùng đệm vườn quốc gia ở Tây Nguyên;
  • Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế các xã đặc biệt khó khăn huyện Đăk Mil, tỉnh Đắk Nông;
  • Nghiên cứu kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk;
  • Sử dụng đất nông nghiệp ở các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk;
  • Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk.
  • Nghiên cứu chuỗi thị trường sản phẩm cà phê ở Đăk Lăk;
  • Phát triển cà phê bền vững theo hướng kết hợp trồng trọt và chăn nuôi ở các nông hộ tỉnh  Đắk Lắk;
  • Mô hình liên kết bền vững hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên;
  • Nâng cao năng lực bền vững và hiệu quả của các nông hộ chăn nuôi bò ở Miền Trung Việt Nam.
  • Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
  • Hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn trên địa bản thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
  • Tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến sinh kế của nông hộ ở tỉnh Đắk Lắk
  • Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
  • Xây dựng mô hình quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng hướng tới phát triển bền vững gắn với giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
  • Phát triển bền vững chuỗi giá trị sắn ở Tây Nguyên

2. Số đề tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện:

          Đề tài cấp nhà nước: 01

          Đề tài cấp bộ: 02

          Đề tài cấp tỉnh: 07

          Đề tài cấp cơ sở: 12

3. Số bài báo khoa học đã xuất bản ở các tạp chí quốc tế/trong nước

          Số bài thuộc danh mục ISI/Scopus: 12

          Số bài đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc tế: 12

          Số bài đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc gia: 20

          Số bài báo đăng trên các tạp chí trong nước: 50

4. Số giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo đã xuất bản

          Số giáo trình: 2

         Số sách tham khảo: 1

         Số sách chuyên khảo: 5

IV. Đội ngũ cán bộ viên chức

STT

HỌ VÀ TÊN

HỌC VỊ - CHỨC VỤ

HỌC PHẦN GIẢNG DẠY

Email

Giảng viên cơ hữu

1

 Dương Thị Ái Nhi

Tiến sĩ

Trưởng Bộ môn

 1. Kinh tế vĩ mô 1

 2. Địa lý kinh tế Việt Nam

 3. Chính sách nông nghiệp

 4. QLNN về Kinh tế

2

 Phạm Văn Trường

Tiến sĩ

Phó trưởng Bộ môn

1. Kinh tế vĩ mô 1

2. Kinh tế phát triển

3. Quản lý công

4. Kinh tế đất

3

Đỗ Thị Nga

Tiến sĩ

Phó trưởng Khoa

 1. Kinh tế vĩ mô 1

 2. Phương pháp NCKH

 3. Kinh tế nông nghiệp

 4. Thị trường nông sản

4

 Nguyễn Thị Minh Phương

Thạc sĩ

1. Kinh tế vi mô 1

2. Kinh tế vi mô 2

3. Phân tích lợi ích chi phí

4. Nguyên lý kinh tế

5

 Vũ Trinh Vương

Thạc sĩ

1. Kinh tế vi mô 1

2. Kinh tế đối ngoại

2. Kinh tế công nghiệp

3. Chương trình PT KTXH

6

 Nguyễn Thanh Phương

Tiến sĩ

1. Phát triển nông thôn

[email protected]

2. Kinh tế tài nguyên môi trường

3. Phát triển cộng đồng

2. Kinh tế vi mô 1

7

 Nguyễn Thảo Trang

NCS. Thạc sĩ

1. Kinh tế vi mô 1

2. Kinh tế đối ngoại

3. Kinh tế du lịch

8

 Nguyễn Thị Huyền Trang

Thạc sĩ

1. Kinh tế quốc tế

2. Kinh tế vĩ mô 1

3. Thị trường nông nghiệp

Giảng viên kiêm nhiệm

1

 Bùi Ngọc Tân

Thạc sĩ

Giám đốc - Trung tâm Hỗ trợ sinh viên

1. Kinh tế vĩ mô 1

 [email protected]

2. Kinh tế vĩ mô 2

3. Kinh tế công cộng

2

 Ao Xuân Hòa

Tiến sĩ

Phó trưởng phòng - Phòng Truyền thông và TVTS

1. Kinh tế vi mô 1

2. Nguyên lý kinh tế

3. NLCB về chính sách KTXH

Giảng viên từng công tác, nghỉ hưu

1

Tuyết Hoa Niê Kdăm (Nghỉ hưu: 2019)

2

 Trần Xuân Ninh (Nghỉ hưu: 2020)

3

 Trần Ngọc Kham (Nghỉ hưu: 2015)

4

 Y Trung Niê Kdăm (Chuyển công tác từ năm 2018)

5

 Hồ Quốc Thông (Chuyển công tác từ năm 2017)

6

 Trịnh Hoài Thương (Chuyển công tác từ năm 2022)

7

 Lê Nguyễn Nghi Phong (Chuyển công tác từ năm 2021)

Cán bộ từng công tác, nghỉ hưu

1

 Đinh Thị Bảng (Nghỉ hưu: 2018)

V. Một số hình ảnh về các hoạt động của Bộ môn